Nuôi và khai thác mật ong

Hotline: 0938082300

0

Nuôi và khai thác mật ong

Từ đàn ong đến mật ong :
 Hiện nay việc nuôi và khai thác mật ong đã mang tính đặc thù , tập trung chuyên nghiệp theo các quy chuẩn ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm . Các trại ong thường có trung bình khoảng 200-300 đàn phù hợp với khả năng quản lý và vận chuyển của người nuội ong .
1/ Mùa khai thác mật :
 Trại ong đến mùa khai thác được vận chuyển đến các vùng mật  . Ví dụ : mùa mật cà phê thường vào khoảng tháng 12 ở các vùng Gia Lai , Daclak, Bảo Lộc … Sau đó sẽ chuyển đến các vùng khai thác mật cao su như Bình Dương , Đồng nai , Bình Phước … vào khoảng tháng 1 đến tháng 5. Xen kẽ mùa mật cao su sẽ có các vụ khai thác mật cà phê ( Bảo Lộc, Gia Lai , Kon Tum), mật nhãn ( Tây Ninh, Hưng yên , Lục Ngạn ) , mật vải -Bắc Giang, mật chôm chôm( Đồng Nai )và cả mật tràm ở vùng duyên hải phía nam .
Sau vụ cao su chính , đa phần các trại ong sẽ di chuyển vào các vùng mật keo ( acacia ) suốt chiều dài đất nước từ Bình Thuận , Quảng Nam , Huế , Quảng Trị , Quảng Bình, Hà Tĩnh …cho đến Phú Thọ , Sơn La…Đây là nguồn mật chính và dồi dào giúp ngành ong mật Việt Nam tăng sản lượng ,duy trì đàn ong khai thác trong thời gian dài cho đến hết tháng 8 .
2/ Mùa dưỡng ong:
Thường vào tháng 8-9 đôi khi đến tận tháng 10 , trại ong sẽ di chuyển vào phía Nam hoặc lên Cao Nguyên Daclak , Lâm Đồng để vào vụ dưỡng ong , chuẩn bị cho vụ mùa mới …
Đây là giai đoạn cần nhân giống , phục hồi lại số lượng đàn ong đã mất trong suốt quá trình khai thác mật trước đó . Ở giai đoạn này cần cho ong ăn thức ăn nhân tạo vì nguồn bên ngoài không có . Còn trong quá trình khai thác thì tránh không sử dụng vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mật và làm tăng giá thành . 
Quy trình khai thác mật ong từ đàn ong :
Đàn ong khi di chuyển đến vùng khai thác mật được đặt ổn định trong các vườn cây có nguồn mật dồi dào , mát mẻ …Tiện di chuyển , có nguồn nước sạch và an ninh …
Con ong sẽ tự đi tìm nguồn mật từ hoa ( càphê , chôm chôm , bông trắng , nhãn , vải …) hoặc lá ( cao su , keo …) đem về đổ vào lỗ tổ , cùng với enzime trong cơ thể con ong tiết ra , con ong sẽ quạt bằng cánh của nó luyện cho mật “chín”. Sau đó con ong sẽ vít nắp lỗ tổ đó lại bằng sáp ong để làm thực phẩm dự trữ . Khi cầu mật đã vít nắp khoảng 70-80% ( khoảng 8-15 ngày tùy loại mật , và điều kiện thời tiết ) , người nuôi ong sẽ tiến hành khai thác .
Cầu mật sẽ được cắt nắp ,và quay mật ra bằng các thùng quay ly tâm . các cầu mật sau khi khai thác sẽ hoàn trả lại các thùng ong để tiếp tục chu trình mới.
Mật ong sau khi khai thác sẽ được vận chuyển về các công ty , tiếp tục quy trình chế biến nhẹ , đóng gói và xuất bán vào thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.
    Yêu cầu kiểm soát chất lượng :
-Tuân thủ các yêu cầu vệ sinh trại ong , vệ sinh các thiết bị trong quá trình nuôi và khai thác mật ong theo GMP ( thực hành sản xuất sạch ) .
-Trong suốt quá trình khai thác không được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo .
-Trong mùa khai thác không sử dụng các loại thuốc trị bệnh cho ong , đặc biệt là kháng sinh.
-Sản phẩm là ra sẽ được công ty đánh mã số và kiểm tra chất lượng cho từng lô một cách chặt chẽ , nếu không đạt chất lượng sẽ bị trả lại .